Rốt cuộc thì Wayne Rooney bị đẩy lên ghế dự bị, và Man United đã thi đấu đầy khởi sắc khi đè bẹp đương kim vô địch Leicester 4-1. Đó sẽ là một chỉ dấu tích cực cho “Quỷ đỏ” ở kỷ nguyên hậu Rooney.


Rooney (ảnh nhỏ) bây giờ phải chấp nhận đóng vai kép phụ

Đó mới là lần thứ hai Rooney bị gạt ra ngoài đội hình xuất phát ở Premier League đơn thuần là vì lý do chuyên môn kể từ khi Sir Alex nghỉ hưu. Và đó là một quyết định được hầu hết các fan Quỷ đỏ hoan nghênh. Trong cuộc thăm dò ý kiến trên trang Manchester Evening News, 99% số người được hỏi đã chọn phương án để Rooney trên ghế dự bị.

Rooney đã được tạo điều kiện rất nhiều, đã được chơi ở vị trí số 10, số 9, đá tiền vệ hoặc tiền đạo cánh trong sơ đồ 4-3-3, nhưng không một lần thành công. Rooney đã ghi 1 bàn và có 2 pha kiến tạo ở mùa giải này, nhưng thực tế, ngay cả trong những trận đó, anh cũng đá không thuyết phục với những pha chạm bóng nặng nề, chuyền hỏng khá nhiều và có xu hướng lùi quá sâu. Rooney từng chơi rất nhiệt, nhưng đó là ở thời kỳ đỉnh cao, còn bây giờ, anh đã bị gánh nặng thời gian đè lên đôi chân.

Không Rooney, đá hiệu quả hơn

David Moyes và Louis van Gaal đều kiêng dè Rooney bởi vị thế đặc biệt của anh trong lịch sử và phòng thay đồ Man United. Mourinho tưởng như cũng vậy, song vị chiến lược gia vốn nổi tiếng tàn nhẫn với các ngôi sao này cuối cùng đã tìm lại được sự quyết đoán của mình khi thẳng thừng ném anh lên ghế dự bị.

Hiệp một của trận đấu tạm-gọi-là-kỷ-nguyên-hậu-Rooney chứng kiến 4 bàn thắng của đội chủ nhà. Paul Pogba, Zlatan Ibrahimovic, Marcus Rashford, Juan Mata và Jesse Lingard (người đã chơi rất tệ ở derby Manchester) đã tạo nên một ê kíp tấn công năng động, nhịp nhàng. Rashford nghiêng về cánh trái nhiều hơn, trong khi Mata và Lingard thường xuyên hoán đổi vị trí hộ công và cánh phải.

Ở tuyến giữa, Pogba đã chơi một trận tuyệt vời, đúng với sự kỳ vọng mà người ta đã dành cho anh. Tiền vệ người Pháp đã có 3 đường chuyền quan trọng, chiến thắng 3/4 lần không chiến, và được tưởng thưởng bằng bàn thắng đầu tiên cho CLB mới.

Chơi bên cạnh Pogba ở khu trung tuyến là một Herrera tràn đầy năng lượng và thông minh. Anh có thể phá vỡ những đợt phản công của đối phương bằng khả năng phản ứng rất nhanh cùng những cú tắc mạnh mẽ – trái hẳn với hình dáng mảnh khảnh của mình. Herrera, một tiền vệ có thiên hướng tấn công, đã hy sinh bản năng của mình khi chơi thấp hơn Pogba, và kết quả, tên anh được hò reo lớn nhất ở khán đài Stretford End.

Hàng thủ Leicester đã chơi một trận không tốt, nhưng phải thừa nhận rằng Man United đã chơi khác hẳn so với hầu hết khoảng thời gian tồi tệ trong vòng 3 năm qua. Đội bóng đã được thiết lập cho tấn công, và đã tấn công đúng theo ý đồ của Mourinho: Các hậu vệ cánh rất quan trọng. Cả Daley Blind và Antonio Valencia đều kết hợp rất tốt giữa phòng ngự chắc chắn và tấn công có chủ đích. Valencia luôn sẵn sàng tràn sân, trong khi Blind cảm nhận rất tốt những bước chạy của Rashford để tung đường chuyền. Đừng quên, anh có hai pha kiến tạo thành bàn ở trận này.

Vai trò nào cho Rooney?

Rooney đã ở bên kia sườn dốc và không còn được đảm bảo vị trí nữa. Nhưng anh sẽ giữ một vai trò như thế nào trong đội hình hiện tại cũng như trong lịch sử Man United. Đây là một vấn đề được bàn cãi khá nhiều.

Một số người cho rằng Rooney vẫn còn giá trị, rằng anh vẫn có thể tạo khác biệt ở một số thời điểm nhất định, bởi sự năng nổ và khả năng lãnh đạo. Số khác nhìn Rooney với con mắt thiếu thiện cảm, kể từ hồi anh đòi sang Man City năm 2010. Phần còn lại, chiếm số đông, đang đứng giữa hai ý kiến ấy.

Thật vậy, phần lớn fan Man United thích Rooney ngồi dự bị trước Leicester, song khi anh khởi động ở ngoài đường biên, khán giả lại gọi vang tên anh – giống như đã gọi Carrick. Đó là chỉ dấu rằng họ vẫn ghi nhớ những đóng góp của anh trong quá khứ, song cũng thừa nhận rằng anh không còn ở thời đỉnh cao nữa. Rooney kém Carrick đến 4 tuổi, nhưng anh bắt đầu sự nghiệp đỉnh cao từ quá trẻ, đã vận động nhiều hơn bình thường suốt một thời gian dài, với 12 năm gắn bó với Man United cùng hơn 500 trận.

Dĩ nhiên, chưa thể kết luận bất cứ điều gì chỉ sau một trận đấu. Thời gian sẽ chứng minh rằng đó có phải một ánh bình minh giả tạo của Mourinho hay không. Nhưng dù thế nào thì 45 phút đầu tiên trước Leicester cũng mang lại cho người ta cảm giác về một đội bóng đã tìm lại bản sắc. Không có một ai phải chơi trái vị trí của mình chỉ để phục vụ Rooney, giống như vài năm qua. Mourinho đã được tưởng thưởng với quyết định ấy.

Có lẽ còn quá sớm để gạt hẳn Rooney ra khỏi kế hoạch của Man United. Thời gian sẽ trả lời rằng “số 10” còn có vai trò đáng kể nào với Quỷ đỏ hay không, song ít nhất chúng ta đều có cảm giác rằng Man United đang sẵn sàng cho kỷ nguyên hậu Rooney với những nét tươi mới.

3 Rooney đã góp công vào 3 bàn thắng của Man United ở mùa giải này (1 bàn, 2 kiến tạo), nhưng anh vẫn là một nỗi thất vọng lớn.

99 99% số độc giả của Manchester Evening News đã nhất trí phương án để Rooney dự bị trước trận Man United – Leicester.

246 Wayne Rooney đã ghi 246 bàn thắng cho Man United. Chỉ cần ghi 4 bàn thắng nữa, anh sẽ vượt qua kỷ lục mà huyền thoại Bobby Charlton đang nắm giữ.

Man United: Đã sẵn sàng cho kỷ nguyên hậu Rooney

Rốt cuộc thì Wayne Rooney bị đẩy lên ghế dự bị, và Man United đã thi đấu đầy khởi sắc khi đè bẹp đương kim vô địch Leicester 4-1. Đó sẽ là một chỉ dấu tích cực cho “Quỷ đỏ” ở kỷ nguyên hậu Rooney.


Rooney (ảnh nhỏ) bây giờ phải chấp nhận đóng vai kép phụ

Đó mới là lần thứ hai Rooney bị gạt ra ngoài đội hình xuất phát ở Premier League đơn thuần là vì lý do chuyên môn kể từ khi Sir Alex nghỉ hưu. Và đó là một quyết định được hầu hết các fan Quỷ đỏ hoan nghênh. Trong cuộc thăm dò ý kiến trên trang Manchester Evening News, 99% số người được hỏi đã chọn phương án để Rooney trên ghế dự bị.

Rooney đã được tạo điều kiện rất nhiều, đã được chơi ở vị trí số 10, số 9, đá tiền vệ hoặc tiền đạo cánh trong sơ đồ 4-3-3, nhưng không một lần thành công. Rooney đã ghi 1 bàn và có 2 pha kiến tạo ở mùa giải này, nhưng thực tế, ngay cả trong những trận đó, anh cũng đá không thuyết phục với những pha chạm bóng nặng nề, chuyền hỏng khá nhiều và có xu hướng lùi quá sâu. Rooney từng chơi rất nhiệt, nhưng đó là ở thời kỳ đỉnh cao, còn bây giờ, anh đã bị gánh nặng thời gian đè lên đôi chân.

Không Rooney, đá hiệu quả hơn

David Moyes và Louis van Gaal đều kiêng dè Rooney bởi vị thế đặc biệt của anh trong lịch sử và phòng thay đồ Man United. Mourinho tưởng như cũng vậy, song vị chiến lược gia vốn nổi tiếng tàn nhẫn với các ngôi sao này cuối cùng đã tìm lại được sự quyết đoán của mình khi thẳng thừng ném anh lên ghế dự bị.

Hiệp một của trận đấu tạm-gọi-là-kỷ-nguyên-hậu-Rooney chứng kiến 4 bàn thắng của đội chủ nhà. Paul Pogba, Zlatan Ibrahimovic, Marcus Rashford, Juan Mata và Jesse Lingard (người đã chơi rất tệ ở derby Manchester) đã tạo nên một ê kíp tấn công năng động, nhịp nhàng. Rashford nghiêng về cánh trái nhiều hơn, trong khi Mata và Lingard thường xuyên hoán đổi vị trí hộ công và cánh phải.

Ở tuyến giữa, Pogba đã chơi một trận tuyệt vời, đúng với sự kỳ vọng mà người ta đã dành cho anh. Tiền vệ người Pháp đã có 3 đường chuyền quan trọng, chiến thắng 3/4 lần không chiến, và được tưởng thưởng bằng bàn thắng đầu tiên cho CLB mới.

Chơi bên cạnh Pogba ở khu trung tuyến là một Herrera tràn đầy năng lượng và thông minh. Anh có thể phá vỡ những đợt phản công của đối phương bằng khả năng phản ứng rất nhanh cùng những cú tắc mạnh mẽ – trái hẳn với hình dáng mảnh khảnh của mình. Herrera, một tiền vệ có thiên hướng tấn công, đã hy sinh bản năng của mình khi chơi thấp hơn Pogba, và kết quả, tên anh được hò reo lớn nhất ở khán đài Stretford End.

Hàng thủ Leicester đã chơi một trận không tốt, nhưng phải thừa nhận rằng Man United đã chơi khác hẳn so với hầu hết khoảng thời gian tồi tệ trong vòng 3 năm qua. Đội bóng đã được thiết lập cho tấn công, và đã tấn công đúng theo ý đồ của Mourinho: Các hậu vệ cánh rất quan trọng. Cả Daley Blind và Antonio Valencia đều kết hợp rất tốt giữa phòng ngự chắc chắn và tấn công có chủ đích. Valencia luôn sẵn sàng tràn sân, trong khi Blind cảm nhận rất tốt những bước chạy của Rashford để tung đường chuyền. Đừng quên, anh có hai pha kiến tạo thành bàn ở trận này.

Vai trò nào cho Rooney?

Rooney đã ở bên kia sườn dốc và không còn được đảm bảo vị trí nữa. Nhưng anh sẽ giữ một vai trò như thế nào trong đội hình hiện tại cũng như trong lịch sử Man United. Đây là một vấn đề được bàn cãi khá nhiều.

Một số người cho rằng Rooney vẫn còn giá trị, rằng anh vẫn có thể tạo khác biệt ở một số thời điểm nhất định, bởi sự năng nổ và khả năng lãnh đạo. Số khác nhìn Rooney với con mắt thiếu thiện cảm, kể từ hồi anh đòi sang Man City năm 2010. Phần còn lại, chiếm số đông, đang đứng giữa hai ý kiến ấy.

Thật vậy, phần lớn fan Man United thích Rooney ngồi dự bị trước Leicester, song khi anh khởi động ở ngoài đường biên, khán giả lại gọi vang tên anh – giống như đã gọi Carrick. Đó là chỉ dấu rằng họ vẫn ghi nhớ những đóng góp của anh trong quá khứ, song cũng thừa nhận rằng anh không còn ở thời đỉnh cao nữa. Rooney kém Carrick đến 4 tuổi, nhưng anh bắt đầu sự nghiệp đỉnh cao từ quá trẻ, đã vận động nhiều hơn bình thường suốt một thời gian dài, với 12 năm gắn bó với Man United cùng hơn 500 trận.

Dĩ nhiên, chưa thể kết luận bất cứ điều gì chỉ sau một trận đấu. Thời gian sẽ chứng minh rằng đó có phải một ánh bình minh giả tạo của Mourinho hay không. Nhưng dù thế nào thì 45 phút đầu tiên trước Leicester cũng mang lại cho người ta cảm giác về một đội bóng đã tìm lại bản sắc. Không có một ai phải chơi trái vị trí của mình chỉ để phục vụ Rooney, giống như vài năm qua. Mourinho đã được tưởng thưởng với quyết định ấy.

Có lẽ còn quá sớm để gạt hẳn Rooney ra khỏi kế hoạch của Man United. Thời gian sẽ trả lời rằng “số 10” còn có vai trò đáng kể nào với Quỷ đỏ hay không, song ít nhất chúng ta đều có cảm giác rằng Man United đang sẵn sàng cho kỷ nguyên hậu Rooney với những nét tươi mới.

3 Rooney đã góp công vào 3 bàn thắng của Man United ở mùa giải này (1 bàn, 2 kiến tạo), nhưng anh vẫn là một nỗi thất vọng lớn.

99 99% số độc giả của Manchester Evening News đã nhất trí phương án để Rooney dự bị trước trận Man United – Leicester.

246 Wayne Rooney đã ghi 246 bàn thắng cho Man United. Chỉ cần ghi 4 bàn thắng nữa, anh sẽ vượt qua kỷ lục mà huyền thoại Bobby Charlton đang nắm giữ.
Đọc thêm..
Với việc xuất sắc đánh bại U16 Kyrgyzstan với tỉ số 3-1, U16 Việt Nam đã chính thức có vé vào vòng tứ kết VCK U16 châu Á 2016. Và nếu giành chiến thắng trước U16 Iran ở trận đấu tới, thầy trò Đinh Thế Nam sẽ làm nên lịch sử khi lần đầu tiên đưa bóng đá Việt góp mặt tại VCK giải vô địch U17 thế giới.


Qua 2 lượt trận bảng B, U16 Việt Nam và U16 Kyrgyzstan cùng có được 3 điểm. Tuy nhiên, U16 Việt Nam có hiệu số bàn thắng bại tốt hơn so với U16 Kyrgyzstan. Chỉ cần không thua U16 Kyrgyzstan, thầy trò HLV Đinh Thế Nam sẽ giành vé vào vòng trong.
Chính vì thế, trận đấu U16 Việt Nam - U16 Kyrgyzstan có tính chất quyết định tới việc đội nào có giành suất tham dự vòng tứ kết VCK U16 châu Á 2016.

Mặc dù chỉ cần một kết hòa trước U16 Kyrgyzstan nhưng U16 Việt Nam đã làm được nhiều hơn thế khi giành chiến thắng đầy thuyết phục với tỉ số chung cuộc  3-1.

Trở lại diễn biến chính của trận đấu, với mục tiêu buộc phải thắng, ngay sau tiếng còi khai cuộc, U16 Kyrgyzstan đã đẩy nhanh tốc độ trận đấu. Các cầu thủ U16 Kyrgyzstan tổ chức vây hãm khung thành U16 Việt Nam bằng những pha tấn công giàu tốc độ và sức mạnh Ngay ở phút thứ 6, U16 Kyrgyzstan đã có bàn thắng vươn lên dẫn trước sau cú sút kỹ thuật của Alykulov Gulzhigit.

U16 Việt Nam như bừng tỉnh sau khi phải nhận bàn thua sớm. Đoàn quân áo đỏ đã chơi bóng tập trung và triển khai được nhiều hơn những tình huống tấn công có nét về phía khung thành của đối phương.

Ở phút 20, từ một pha bóng lộn xộn trước cầu môn của U16 Kyrgyzstan, Khắc Khiêm đã có sút bóng cận thành san bằng cách biệt 1-1 cho U16 Việt Nam.

Sau khi có được bàn thắng gỡ hòa, các học trò của HLV Đinh Thế Nam càng đá càng hay với lối chơi chủ động và đầy tự tin. U16 Việt Nam thi triển lối đá phối hợp nhỏ, ban bật ở cự ly ngắn với tốc độ cao khiến cho đối phương rất vất vả trong việc theo kèm.

Chính vì thế, các cầu thủ U16 Kyrgyzstan thường xuyên phải sử dụng những pha vào bóng quyết liệt nhằm đối phó với lối chơi kỹ thuật và khả năng cầm bóng khéo léo của các cầu thủ áo đỏ.

Bước sang hiệp 2, U16 Kyrgyzstan sốt sắng tìm kiếm bàn thắng nâng tỉ số khi họ đẩy cao đội hình chơi tấn công. Tuy nhiên, có lẽ do tâm lí nôn nóng đã khiến các pha phối hợp và xử lý bóng của các thủ U16 Kyrgyzstan chệch choạc và không nguy hiểm.

Trong khi đó, dù không lựa chọn lối chơi phòng ngự số đông hòng bảo toàn tỉ số nhưng các U16 Việt Nam đã rất biết cách kiểm soát nhịp độ trận đấu theo ý của mình và đẩy U16 Kyrgyzstan vào thế phòng ngự không được mà tấn công cũng chẳng xong.

Phút 81, U16 Việt Nam được hưởng một quả đá phạt chếch về bên cánh phải. Thủ môn Elgard Sychev đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi để bóng tuột tay rơi trúng vào đầu đồng đội Maksat và biến anh này bất đắc dĩ trở thành kẻ đốt lưới nhà.
Tới phút 88, U16 Việt Nam thực hiện một tấn công đẹp mắt bên hành lang cánh trái. Đình Hải có pha đi bóng dũng mãnh vượt qua sự truy cản của hậu vệ U16 Kyrgyzstan rồi tung đường căng ngang thuận lợi để Việt Cường ấn định chiến thắng 3-1 cho U16 Việt Nam.

Với kết quả này, U16 Việt Nam là đại diện duy nhất của bóng đá Đông Nam Á góp mặt  tại vòng tứ kết giải vô địch U16 châu Á 2016. Đối thủ của U16 Việt Nam sắp tới là U16 Iran, đội bóng đã xuất sắc giành ngôi nhất bảng A sau 3 chiến thắng tuyệt đối tại vòng bảng.

Trận đấu này sẽ diễn ra vào lúc 17h30 (theo giờ Việt Nam) ngày 25/9 trên sân Pandit Jawaharlal Nehru (Margao, Ấn Độ). Nếu đánh bại được U16 Iran, U16 Việt Nam sẽ lần đầu tiên góp mặt tại VCK FIFA World Cup U17 2017 cũng được tổ chức tại Ấn Độ vào năm sau.

Có thể nói, U16 Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa của lịch sử. VCK giải vô địch U17 thế giới 2017 chỉ còn cách thầy trò Đinh Thế Nam 1 trận đấu nữa mà thôi.

U16 Việt Nam chỉ cách World Cup U17 một trận đấu

Với việc xuất sắc đánh bại U16 Kyrgyzstan với tỉ số 3-1, U16 Việt Nam đã chính thức có vé vào vòng tứ kết VCK U16 châu Á 2016. Và nếu giành chiến thắng trước U16 Iran ở trận đấu tới, thầy trò Đinh Thế Nam sẽ làm nên lịch sử khi lần đầu tiên đưa bóng đá Việt góp mặt tại VCK giải vô địch U17 thế giới.


Qua 2 lượt trận bảng B, U16 Việt Nam và U16 Kyrgyzstan cùng có được 3 điểm. Tuy nhiên, U16 Việt Nam có hiệu số bàn thắng bại tốt hơn so với U16 Kyrgyzstan. Chỉ cần không thua U16 Kyrgyzstan, thầy trò HLV Đinh Thế Nam sẽ giành vé vào vòng trong.
Chính vì thế, trận đấu U16 Việt Nam - U16 Kyrgyzstan có tính chất quyết định tới việc đội nào có giành suất tham dự vòng tứ kết VCK U16 châu Á 2016.

Mặc dù chỉ cần một kết hòa trước U16 Kyrgyzstan nhưng U16 Việt Nam đã làm được nhiều hơn thế khi giành chiến thắng đầy thuyết phục với tỉ số chung cuộc  3-1.

Trở lại diễn biến chính của trận đấu, với mục tiêu buộc phải thắng, ngay sau tiếng còi khai cuộc, U16 Kyrgyzstan đã đẩy nhanh tốc độ trận đấu. Các cầu thủ U16 Kyrgyzstan tổ chức vây hãm khung thành U16 Việt Nam bằng những pha tấn công giàu tốc độ và sức mạnh Ngay ở phút thứ 6, U16 Kyrgyzstan đã có bàn thắng vươn lên dẫn trước sau cú sút kỹ thuật của Alykulov Gulzhigit.

U16 Việt Nam như bừng tỉnh sau khi phải nhận bàn thua sớm. Đoàn quân áo đỏ đã chơi bóng tập trung và triển khai được nhiều hơn những tình huống tấn công có nét về phía khung thành của đối phương.

Ở phút 20, từ một pha bóng lộn xộn trước cầu môn của U16 Kyrgyzstan, Khắc Khiêm đã có sút bóng cận thành san bằng cách biệt 1-1 cho U16 Việt Nam.

Sau khi có được bàn thắng gỡ hòa, các học trò của HLV Đinh Thế Nam càng đá càng hay với lối chơi chủ động và đầy tự tin. U16 Việt Nam thi triển lối đá phối hợp nhỏ, ban bật ở cự ly ngắn với tốc độ cao khiến cho đối phương rất vất vả trong việc theo kèm.

Chính vì thế, các cầu thủ U16 Kyrgyzstan thường xuyên phải sử dụng những pha vào bóng quyết liệt nhằm đối phó với lối chơi kỹ thuật và khả năng cầm bóng khéo léo của các cầu thủ áo đỏ.

Bước sang hiệp 2, U16 Kyrgyzstan sốt sắng tìm kiếm bàn thắng nâng tỉ số khi họ đẩy cao đội hình chơi tấn công. Tuy nhiên, có lẽ do tâm lí nôn nóng đã khiến các pha phối hợp và xử lý bóng của các thủ U16 Kyrgyzstan chệch choạc và không nguy hiểm.

Trong khi đó, dù không lựa chọn lối chơi phòng ngự số đông hòng bảo toàn tỉ số nhưng các U16 Việt Nam đã rất biết cách kiểm soát nhịp độ trận đấu theo ý của mình và đẩy U16 Kyrgyzstan vào thế phòng ngự không được mà tấn công cũng chẳng xong.

Phút 81, U16 Việt Nam được hưởng một quả đá phạt chếch về bên cánh phải. Thủ môn Elgard Sychev đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi để bóng tuột tay rơi trúng vào đầu đồng đội Maksat và biến anh này bất đắc dĩ trở thành kẻ đốt lưới nhà.
Tới phút 88, U16 Việt Nam thực hiện một tấn công đẹp mắt bên hành lang cánh trái. Đình Hải có pha đi bóng dũng mãnh vượt qua sự truy cản của hậu vệ U16 Kyrgyzstan rồi tung đường căng ngang thuận lợi để Việt Cường ấn định chiến thắng 3-1 cho U16 Việt Nam.

Với kết quả này, U16 Việt Nam là đại diện duy nhất của bóng đá Đông Nam Á góp mặt  tại vòng tứ kết giải vô địch U16 châu Á 2016. Đối thủ của U16 Việt Nam sắp tới là U16 Iran, đội bóng đã xuất sắc giành ngôi nhất bảng A sau 3 chiến thắng tuyệt đối tại vòng bảng.

Trận đấu này sẽ diễn ra vào lúc 17h30 (theo giờ Việt Nam) ngày 25/9 trên sân Pandit Jawaharlal Nehru (Margao, Ấn Độ). Nếu đánh bại được U16 Iran, U16 Việt Nam sẽ lần đầu tiên góp mặt tại VCK FIFA World Cup U17 2017 cũng được tổ chức tại Ấn Độ vào năm sau.

Có thể nói, U16 Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa của lịch sử. VCK giải vô địch U17 thế giới 2017 chỉ còn cách thầy trò Đinh Thế Nam 1 trận đấu nữa mà thôi.

Đọc thêm..
Sau trận thua đáng buồn trước Watford cuối tuần trước, Jose Mourinho đã công khai chỉ trích các học trò cũng như quyết định sai lầm của trọng tài là những nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của ông. Sự khắc nghiệt trong cách huấn luyện của “Người đặc biệt” có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến những cầu thủ Man United.

Mourinho đang có một chuỗi trận “thất bại” cùng Man United. Chỉ trong vòng 8 ngày, ông cùng “Quỷ đỏ” đã để thua 3 trận liên tiếp. Sau trận thua 1-3 trước Watford cuối tuần qua, chiến lực gia 53 tuổi đã công khai chỉ trích những học trò của mình đặc biệt là Luke Shaw, người đã mắc lỗi trong 2 bàn thua đầu tiên của Man United. “Người đặc biệt” cũng tỏ ra thất vọng với màn trình diễn của Jesse Lingard và Henrikh Mkhitaryan trong trận Derby thành Manchester tại vòng 4 giải Ngoại hạng.


Mourinho vô cùng bực mình với màn trình diễn của các học trò.
Theo tờ Daily Telegraph, các cầu thủ của Man United đang cảm thấy ‘sốc’ khi HLV người Bồ Đào Nha công khai chỉ trích họ trên các phương tiện truyền thông. Nhiều chuyên gia cũng lo ngại rằng điều này rất có thể sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến những thành viên ít kinh nghiệm trong đội.

Cũng theo Sir Alex Ferguson, các cầu thủ Man United rất hiếm khi bị chỉ trích bởi giới truyền thông. Hành động lần này của Mourinho đã làm nản lòng tâm trạng của các cầu thủ và cả CLB.

“Những lời chỉ trích của Mourinho nghe thật khó chịu. Cách xử lý vấn đề của ông ấy khác xa với Sir Alex trước đây.”, một CĐV Man United nói với tờ Daily Telegraph.

Sau 3 trận thua liên tiếp vừa qua, các cầu thủ của Man United cần những lời động viên để có thể đứng dậy chiến đấu trong những trận tiếp theo hơn là những lời chỉ trích từ ông thầy khó tính của họ. Hành động của Mourinho ở thời điểm hiện tại là rất sai lầm. HLV người Bồ Đào Nha đã đổ lỗi cho cầu thủ, trọng tài, đến HLV cũ cho thất bại của mình. “Người đặc biệt” cần bình tĩnh để nhìn nhận lại mọi vấn đề trước khi đổ lỗi cho bất kỳ điều gì khác nữa.

Các cầu thủ Man United sốc vì những chỉ trích của Mourinho

Sau trận thua đáng buồn trước Watford cuối tuần trước, Jose Mourinho đã công khai chỉ trích các học trò cũng như quyết định sai lầm của trọng tài là những nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của ông. Sự khắc nghiệt trong cách huấn luyện của “Người đặc biệt” có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến những cầu thủ Man United.

Mourinho đang có một chuỗi trận “thất bại” cùng Man United. Chỉ trong vòng 8 ngày, ông cùng “Quỷ đỏ” đã để thua 3 trận liên tiếp. Sau trận thua 1-3 trước Watford cuối tuần qua, chiến lực gia 53 tuổi đã công khai chỉ trích những học trò của mình đặc biệt là Luke Shaw, người đã mắc lỗi trong 2 bàn thua đầu tiên của Man United. “Người đặc biệt” cũng tỏ ra thất vọng với màn trình diễn của Jesse Lingard và Henrikh Mkhitaryan trong trận Derby thành Manchester tại vòng 4 giải Ngoại hạng.


Mourinho vô cùng bực mình với màn trình diễn của các học trò.
Theo tờ Daily Telegraph, các cầu thủ của Man United đang cảm thấy ‘sốc’ khi HLV người Bồ Đào Nha công khai chỉ trích họ trên các phương tiện truyền thông. Nhiều chuyên gia cũng lo ngại rằng điều này rất có thể sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến những thành viên ít kinh nghiệm trong đội.

Cũng theo Sir Alex Ferguson, các cầu thủ Man United rất hiếm khi bị chỉ trích bởi giới truyền thông. Hành động lần này của Mourinho đã làm nản lòng tâm trạng của các cầu thủ và cả CLB.

“Những lời chỉ trích của Mourinho nghe thật khó chịu. Cách xử lý vấn đề của ông ấy khác xa với Sir Alex trước đây.”, một CĐV Man United nói với tờ Daily Telegraph.

Sau 3 trận thua liên tiếp vừa qua, các cầu thủ của Man United cần những lời động viên để có thể đứng dậy chiến đấu trong những trận tiếp theo hơn là những lời chỉ trích từ ông thầy khó tính của họ. Hành động của Mourinho ở thời điểm hiện tại là rất sai lầm. HLV người Bồ Đào Nha đã đổ lỗi cho cầu thủ, trọng tài, đến HLV cũ cho thất bại của mình. “Người đặc biệt” cần bình tĩnh để nhìn nhận lại mọi vấn đề trước khi đổ lỗi cho bất kỳ điều gì khác nữa.

Đọc thêm..
HLV Nguyễn Hữu Thắng đã chính thức cho công bố danh sách 29 cầu thủ tập trung nhằm chuẩn bị cho AFF Cup 2016.

Chiều 19/9, HLV Nguyễn Hữu Thắng đã công bố 29 cầu thủ tập trung nhằm chuẩn bị cho AFF Cup 2016, giải đấu quan trọng nhất trong năm của ĐT Việt Nam.


Danh sách triệu tập lần này không có quá nhiều xáo trộn so với những lần tập trung trước kia.

Do các CLB tại Nhật Bản và Hàn Quốc đã đồng ý nhả quân nên bộ ba cầu thủ của HAGL là Nguyễn Công Phượng, Nguyễn Tuấn Anh và Lương Xuân Trường đều có tên.

Tiền đạo Lê Công Vinh, cầu thủ giàu kinh nghiệm nhất của tuyển Việt Nam tiếp tục đóng vai trò then chốt ở hàng công. Ngoài ra, cầu thủ này còn có nhiệm vụ dìu dắt lớp đàn em như Công Phượng hay Văn Toàn đều của HAGL.

Sự vắng mặt đáng tiếc nhất có lẽ là trung vệ Ngọc Thịnh. Trước đó, Thịnh đã chơi khá hay khi cùng ĐT Việt Nam tham dự Yanmar Cup nhưng do mới trải qua phẫu thuật nên không được gọi.

Ngoài ra, trong bản danh sách tập trung lần này, HLV Nguyễn Hữu Thắng đã cho triệu tập hai gương mặt mới toanh là tiền vệ Nghiêm Xuân Tú của Than Quảng Ninh và hậu vệ Sầm Ngọc Đức của Hà Nội T&T. Đây là lần đầu tiên hai cầu thủ này được triệu tập lên ĐTQG.

Nhìn vào danh sách thì CLB Sông Lam Nghệ An, B. Bình Dương và Than Quảng Ninh là 3 đội bóng có nhiều cầu thủ được gọi nhất với mỗi đội 4 người.

Nhà vô địch V-League 2016 Hà Nội T&T ngoài Sầm Ngọc Đức, chỉ có thêm hai gương mặt được triệu tập là tiền vệ Phạm Thành Lương và tiền đạo Nguyễn Văn Quyết. Á quân V-League Hải Phòng chỉ có 2 cầu thủ là thủ môn Đặng Văn Lâm và tiền đạo Lê Văn Thắng.

DANH SÁCH TẬP TRUNG ĐỘI TUYỂN VIỆT NAM

Thủ môn (4): Trần Nguyên Mạnh (SLNA), Trần Nguyên Mạnh (Sanna.KH), Đặng Văn Lâm (Hải Phòng), Huỳnh Tuấn Linh (Than.QN)

Hậu vệ (9): Đinh Tiến Thành (XSKT Cần Thơ), Quế Ngọc Hải (SLNA), Nguyễn Minh Tùng (Than.QN), Trương Đình Luật (B.Bình Dương), Vũ Văn Thanh (HA.GL), Trần Đình Đồng (FLC Thanh Hóa), Âu Văn Hoàn (B.Bình Dương), Trần Đình Hoàng (SLNA), Sầm Ngọc Đức (HN.T&T)

Tiền vệ (11): Ngô Hoàng Thịnh, Hoàng Đình Tùng (FLC Thanh Hóa), Lương Xuân Trường (Incheon United), Nguyễn Tuấn Anh (Yokohama FC), Trần Phi Sơn (SLNA), Nghiêm Xuân Tú (Than.QN), Nguyễn Huy Hùng, Đinh Thanh Trung (QNK Quảng Nam), Phạm Thành Lương (Hà Nội T&T), Vũ Minh Tuấn (Than.QN), Nguyễn Trọng Hoàng (B.Bình Dương)

Tiền đạo (5): Nguyễn Công Phượng (Mito Hollyhock), Nguyễn Văn Quyết (Hà Nội T&T), Lê Công Vinh (B.Bình Dương), Lê Văn Thắng (Hải Phòng), Nguyễn Văn Toàn (HAGL)

KẾ HOẠCH CHUẨN BỊ CHO AFF CUP 2016 CỦA ĐỘI TUYỂN VIỆT NAM

Ngày 24/9 đến 2/10: Tập trung tại TP.HCM

Ngày 6/10: Thi đấu giao hữu với CHDCND Triều Tiên (SVĐ Thống Nhất)

Ngày 11 đến 14/10: Tập huấn, thi đấu giao hữu với Indonesia tại Jakarta.

Ngày 15 đến 29/10: Tập huấn tại Hàn Quốc. Thi đấu giao hữu 3 trận vào các ngày 20, 25 và 28/10

Ngày 30/10 đến 15/11: Tập huấn tại Hà Nội.

Ngày 2/11: Thi đấu giao hữu tại SVĐ quốc gia Mỹ Đình

Ngày 9/11: Giao hữu với Indonesia tại SVĐ quốc gia Mỹ Đình 15 hoặc 16/11 đi Myanmar dự AFF Suzuki Cup 2016 (Kế hoạch dự kiến).

HLV Hữu Thắng gọi hai 'tân binh' chuẩn bị AFF Cup

HLV Nguyễn Hữu Thắng đã chính thức cho công bố danh sách 29 cầu thủ tập trung nhằm chuẩn bị cho AFF Cup 2016.

Chiều 19/9, HLV Nguyễn Hữu Thắng đã công bố 29 cầu thủ tập trung nhằm chuẩn bị cho AFF Cup 2016, giải đấu quan trọng nhất trong năm của ĐT Việt Nam.


Danh sách triệu tập lần này không có quá nhiều xáo trộn so với những lần tập trung trước kia.

Do các CLB tại Nhật Bản và Hàn Quốc đã đồng ý nhả quân nên bộ ba cầu thủ của HAGL là Nguyễn Công Phượng, Nguyễn Tuấn Anh và Lương Xuân Trường đều có tên.

Tiền đạo Lê Công Vinh, cầu thủ giàu kinh nghiệm nhất của tuyển Việt Nam tiếp tục đóng vai trò then chốt ở hàng công. Ngoài ra, cầu thủ này còn có nhiệm vụ dìu dắt lớp đàn em như Công Phượng hay Văn Toàn đều của HAGL.

Sự vắng mặt đáng tiếc nhất có lẽ là trung vệ Ngọc Thịnh. Trước đó, Thịnh đã chơi khá hay khi cùng ĐT Việt Nam tham dự Yanmar Cup nhưng do mới trải qua phẫu thuật nên không được gọi.

Ngoài ra, trong bản danh sách tập trung lần này, HLV Nguyễn Hữu Thắng đã cho triệu tập hai gương mặt mới toanh là tiền vệ Nghiêm Xuân Tú của Than Quảng Ninh và hậu vệ Sầm Ngọc Đức của Hà Nội T&T. Đây là lần đầu tiên hai cầu thủ này được triệu tập lên ĐTQG.

Nhìn vào danh sách thì CLB Sông Lam Nghệ An, B. Bình Dương và Than Quảng Ninh là 3 đội bóng có nhiều cầu thủ được gọi nhất với mỗi đội 4 người.

Nhà vô địch V-League 2016 Hà Nội T&T ngoài Sầm Ngọc Đức, chỉ có thêm hai gương mặt được triệu tập là tiền vệ Phạm Thành Lương và tiền đạo Nguyễn Văn Quyết. Á quân V-League Hải Phòng chỉ có 2 cầu thủ là thủ môn Đặng Văn Lâm và tiền đạo Lê Văn Thắng.

DANH SÁCH TẬP TRUNG ĐỘI TUYỂN VIỆT NAM

Thủ môn (4): Trần Nguyên Mạnh (SLNA), Trần Nguyên Mạnh (Sanna.KH), Đặng Văn Lâm (Hải Phòng), Huỳnh Tuấn Linh (Than.QN)

Hậu vệ (9): Đinh Tiến Thành (XSKT Cần Thơ), Quế Ngọc Hải (SLNA), Nguyễn Minh Tùng (Than.QN), Trương Đình Luật (B.Bình Dương), Vũ Văn Thanh (HA.GL), Trần Đình Đồng (FLC Thanh Hóa), Âu Văn Hoàn (B.Bình Dương), Trần Đình Hoàng (SLNA), Sầm Ngọc Đức (HN.T&T)

Tiền vệ (11): Ngô Hoàng Thịnh, Hoàng Đình Tùng (FLC Thanh Hóa), Lương Xuân Trường (Incheon United), Nguyễn Tuấn Anh (Yokohama FC), Trần Phi Sơn (SLNA), Nghiêm Xuân Tú (Than.QN), Nguyễn Huy Hùng, Đinh Thanh Trung (QNK Quảng Nam), Phạm Thành Lương (Hà Nội T&T), Vũ Minh Tuấn (Than.QN), Nguyễn Trọng Hoàng (B.Bình Dương)

Tiền đạo (5): Nguyễn Công Phượng (Mito Hollyhock), Nguyễn Văn Quyết (Hà Nội T&T), Lê Công Vinh (B.Bình Dương), Lê Văn Thắng (Hải Phòng), Nguyễn Văn Toàn (HAGL)

KẾ HOẠCH CHUẨN BỊ CHO AFF CUP 2016 CỦA ĐỘI TUYỂN VIỆT NAM

Ngày 24/9 đến 2/10: Tập trung tại TP.HCM

Ngày 6/10: Thi đấu giao hữu với CHDCND Triều Tiên (SVĐ Thống Nhất)

Ngày 11 đến 14/10: Tập huấn, thi đấu giao hữu với Indonesia tại Jakarta.

Ngày 15 đến 29/10: Tập huấn tại Hàn Quốc. Thi đấu giao hữu 3 trận vào các ngày 20, 25 và 28/10

Ngày 30/10 đến 15/11: Tập huấn tại Hà Nội.

Ngày 2/11: Thi đấu giao hữu tại SVĐ quốc gia Mỹ Đình

Ngày 9/11: Giao hữu với Indonesia tại SVĐ quốc gia Mỹ Đình 15 hoặc 16/11 đi Myanmar dự AFF Suzuki Cup 2016 (Kế hoạch dự kiến).
Đọc thêm..
Bàn thắng của Marcus Rashford không thể giúp Man United tránh được thất bại trước Watford, đồng thời chỉ ra thực tế rằng Man United dưới thời Jose Mourinho vẫn chưa hề được định hình.


Trước một đội bóng dưới cơ như Watford, những ngôi sao của đội chủ sân Old Trafford đã có một buổi chiều chơi dưới phong độ, đặc biệt là trên hàng công. Anthony Martial chắc chắn sẽ được nhắc đến nhiều, khi anh trở thành tội đồ trong bàn thua đầu tiên của Man United.

Các ngôi sao rủ nhau mất tích

Tuyển thủ người Pháp, với một pha mất bóng vô duyên bên phần sân nhà, đã tặng cơ hội cho Etienne Capoue dứt điểm chính xác mở tỷ số trận đấu. Ngay sau bàn thua, Martial đã được thay thế bằng Ashley Young.

Zlatan Ibrahimovic, trung phong duy nhất trên hàng công Man United, cũng không còn thể hiện được sự sắc bén. Cơ hội dành cho tiền đạo người Thụy Điển không hề ít, nhưng cầu thủ 34 tuổi này lại không thể chuyển hóa thành bàn thắng. Dẫu sao, Ibrahimovic vẫn còn sáng hơn Wayne Rooney. Càng thi đấu, người ta càng thấy vị trí số 10 với Rooney là chiếc áo quá tầm. Anh không tung ra nổi một đường chuyền tạo cơ hội ăn bàn nào rõ rệt, đồng thời thường xuyên bị các tiền vệ của Watford lấn át.

Paul Pogba, bản hợp đồng trị giá 86 triệu bảng, khiến người ta thắc mắc về sự phù hợp của anh với hệ thống vận hành của Mourinho. Chưa ai đoán định được tiền vệ người Pháp là mẫu cầu thủ nào, một tiền vệ đánh chặn hay một cầu thủ tổ chức tấn công. Đóng góp của tiền vệ 23 tuổi này trước Watford là con số không tròn trĩnh.

Người đá bên cạnh Pogba, Marouane Fellaini, đã khép lại một ngày tồi tệ của Man United bằng việc phạm lỗi với Zuniga, người ghi bàn thứ hai cho Watford, trong vòng cấm. Troy Deeney khoét sâu vào nỗi đau của thầy trò Jose Mourinho với một cú đá phạt đền mạnh mẽ và quyết đoán, buộc David De Gea lần thứ ba vào lưới nhặt bóng.

Mourinho loay hoay với bài toán nhân sự

Mùa giải mới đi qua được gần hai tháng, và còn quá sớm để đưa ra kết luận Man United đang rơi vào một cuộc khủng hoảng dưới thời Mourinho. Tuy nhiên, việc đội chủ sân Old Trafford thua ba trận liên tiếp chỉ trong vòng một tuần là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được. Man United đang ngày càng bị Man City bỏ xa trên bảng xếp hạng, trong bối cảnh đội chủ sân Old Trafford chi tiêu không kém gì kình địch cùng thành phố trong kỳ chuyển nhượng mùa Hè.

Mourinho, trong mùa giải đầu tiên ở Man United, đang nỗ lực để gạt đi những tàn dư mà Louis van Gaal, người thầy cũ của mình, để lại tại Old Trafford. Ông mang về hàng loạt tân binh như Eric Bailly, Paul Pogba hay Zlatan Ibrahimovic, với hai trong số này chiếm mức phí không hề nhỏ, nhằm nhanh chóng đưa đội bóng trở lại vị thế như dưới triều đại Sir Alex.

Thế rồi sau ba trận toàn thắng cùng phong độ ấn tượng của Ibrahimovic, những vấn đề của Man United lại tái diễn. Thất bại trước Watford là trận thứ 4 trong 6 trận đầu mùa đội chủ sân Old Trafford không thể giữ sạch lưới. Thực tế này không khác nhiều so với mùa trước dưới triều đại Van Gaal, khi Man United vẫn thường xuyên để lọt lưới khi gặp những đối thủ dưới cơ.

Điều quan trọng hơn cả: Mourinho đang loay hoay để sắp xếp những cầu thủ tấn công vào hệ thống của mình. Điển hình là Marcus Rashford. Trận gặp Feyenoord ở Europa League, anh đá trung phong và hoàn toàn im hơi lặng tiếng. Đến trận gặp Watford, tài năng 18 tuổi được đẩy về vị trí tấn công biên sở trường và anh ghi bàn thắng duy nhất cho Man United.

Chừng nào Mourinho chưa thể giải đáp việc sắp xếp các vị trí của Man United sao cho hợp lý, thì đội chủ sân Old Trafford vẫn chưa thể định hình được lối chơi.

Mourinho: Hết trăng mật thì… vỡ mật

Bàn thắng của Marcus Rashford không thể giúp Man United tránh được thất bại trước Watford, đồng thời chỉ ra thực tế rằng Man United dưới thời Jose Mourinho vẫn chưa hề được định hình.


Trước một đội bóng dưới cơ như Watford, những ngôi sao của đội chủ sân Old Trafford đã có một buổi chiều chơi dưới phong độ, đặc biệt là trên hàng công. Anthony Martial chắc chắn sẽ được nhắc đến nhiều, khi anh trở thành tội đồ trong bàn thua đầu tiên của Man United.

Các ngôi sao rủ nhau mất tích

Tuyển thủ người Pháp, với một pha mất bóng vô duyên bên phần sân nhà, đã tặng cơ hội cho Etienne Capoue dứt điểm chính xác mở tỷ số trận đấu. Ngay sau bàn thua, Martial đã được thay thế bằng Ashley Young.

Zlatan Ibrahimovic, trung phong duy nhất trên hàng công Man United, cũng không còn thể hiện được sự sắc bén. Cơ hội dành cho tiền đạo người Thụy Điển không hề ít, nhưng cầu thủ 34 tuổi này lại không thể chuyển hóa thành bàn thắng. Dẫu sao, Ibrahimovic vẫn còn sáng hơn Wayne Rooney. Càng thi đấu, người ta càng thấy vị trí số 10 với Rooney là chiếc áo quá tầm. Anh không tung ra nổi một đường chuyền tạo cơ hội ăn bàn nào rõ rệt, đồng thời thường xuyên bị các tiền vệ của Watford lấn át.

Paul Pogba, bản hợp đồng trị giá 86 triệu bảng, khiến người ta thắc mắc về sự phù hợp của anh với hệ thống vận hành của Mourinho. Chưa ai đoán định được tiền vệ người Pháp là mẫu cầu thủ nào, một tiền vệ đánh chặn hay một cầu thủ tổ chức tấn công. Đóng góp của tiền vệ 23 tuổi này trước Watford là con số không tròn trĩnh.

Người đá bên cạnh Pogba, Marouane Fellaini, đã khép lại một ngày tồi tệ của Man United bằng việc phạm lỗi với Zuniga, người ghi bàn thứ hai cho Watford, trong vòng cấm. Troy Deeney khoét sâu vào nỗi đau của thầy trò Jose Mourinho với một cú đá phạt đền mạnh mẽ và quyết đoán, buộc David De Gea lần thứ ba vào lưới nhặt bóng.

Mourinho loay hoay với bài toán nhân sự

Mùa giải mới đi qua được gần hai tháng, và còn quá sớm để đưa ra kết luận Man United đang rơi vào một cuộc khủng hoảng dưới thời Mourinho. Tuy nhiên, việc đội chủ sân Old Trafford thua ba trận liên tiếp chỉ trong vòng một tuần là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được. Man United đang ngày càng bị Man City bỏ xa trên bảng xếp hạng, trong bối cảnh đội chủ sân Old Trafford chi tiêu không kém gì kình địch cùng thành phố trong kỳ chuyển nhượng mùa Hè.

Mourinho, trong mùa giải đầu tiên ở Man United, đang nỗ lực để gạt đi những tàn dư mà Louis van Gaal, người thầy cũ của mình, để lại tại Old Trafford. Ông mang về hàng loạt tân binh như Eric Bailly, Paul Pogba hay Zlatan Ibrahimovic, với hai trong số này chiếm mức phí không hề nhỏ, nhằm nhanh chóng đưa đội bóng trở lại vị thế như dưới triều đại Sir Alex.

Thế rồi sau ba trận toàn thắng cùng phong độ ấn tượng của Ibrahimovic, những vấn đề của Man United lại tái diễn. Thất bại trước Watford là trận thứ 4 trong 6 trận đầu mùa đội chủ sân Old Trafford không thể giữ sạch lưới. Thực tế này không khác nhiều so với mùa trước dưới triều đại Van Gaal, khi Man United vẫn thường xuyên để lọt lưới khi gặp những đối thủ dưới cơ.

Điều quan trọng hơn cả: Mourinho đang loay hoay để sắp xếp những cầu thủ tấn công vào hệ thống của mình. Điển hình là Marcus Rashford. Trận gặp Feyenoord ở Europa League, anh đá trung phong và hoàn toàn im hơi lặng tiếng. Đến trận gặp Watford, tài năng 18 tuổi được đẩy về vị trí tấn công biên sở trường và anh ghi bàn thắng duy nhất cho Man United.

Chừng nào Mourinho chưa thể giải đáp việc sắp xếp các vị trí của Man United sao cho hợp lý, thì đội chủ sân Old Trafford vẫn chưa thể định hình được lối chơi.
Đọc thêm..
Cú “tắc” đáng sợ của Cesc Fabregas với Ragna Klavan vào ngày 28/7 có thể sẽ được nhắc lại với vị trí trung tâm cho cuộc chiến nóng bỏng giữa Chelsea và Liverpool đêm nay, tuy nhiên, điều đó không quyết định đến cơ hội chiến thắng của 2 đội. Cuộc đấu trí giữa Antonio Conte và Jurgen Klopp mới là yếu tố có ảnh hưởng lớn.


Conte – Klopp hẳn nhiên là chưa tạo thành một “cặp kình địch” kiểu như Jose Mourinho với Arsene Wenger, Rafa Benitez hay Sir Alex Ferguson trước đây, thế nên, hiện tại, họ vẫn đang dành cho nhau những lời khen ngợi và sự tôn trọng lớn.

Tính ra thì đây mới là lần thứ hai họ đụng độ, sau trận đấu tại Mỹ thuộc khuôn khổ International Champions Cup 2016 cách đây gần 2 tháng. Chelsea thắng 1-0 ở cuộc đấu đó cùng với một trong những điều gần như không bao giờ thiếu ở các trận đấu giữa The Blues và The Kop – quyết liệt đến mức dữ dội.

Tất nhiên, đó là thời điểm 2 đội còn thiếu nhiều cầu thủ trụ cột, cũng ở giải mang tính giao hữu nên kết quả coi như “không tính”. Còn lúc này, trước vòng 5 Premier League, Chelsea đang đứng thứ 2 (10 điểm), còn Liverpool đứng thứ 6 (7), Conte và Klopp chính thức đối đầu lần đầu tiên. Và ở Stamford Bridge, ngoài sự hiểu nhau quá rõ giữa các cầu thủ 2 bên, cái cách mà Conte cũng như Klopp xác định tâm lý cho học trò là vô cùng quan trọng.

Tâm lý chiến không đơn giản chỉ là những phát biểu mang tính khiêu khích đối thủ – kiểu như Mourinho, nên khi giữa Conte và Klopp còn chưa có “vết hằn” nào thì chỉ trích, đá xoáy nhau trước giới truyền thông là không có. Nên phần khác của “tâm lý chiến” phải là sự xác định dành cho các cầu thủ.

Không nói đâu xa, tuần trước, Mourinho đã không có một sự định hướng rõ rệt cho các cầu thủ Manchester United bởi sự căng thẳng tâm lý xuất phát từ chính ông, dẫn tới thất bại trước Manchester City được Pep Guardiola “thổi lửa” một cách hiệu quả cho các học trò.

Nói tới khía cạnh tâm lý, cả Conte và Klopp đều là những HLV rất “nhiệt” bên đường biên. Nhưng cách thể hiện lại rất khác về bản chất.


Chiến lược gia người Italia luôn thể hiện là một người rất ổn định. Điều đó thể hiện qua cách chơi của Juventus, của đội tuyển Italia và phần nào là Chelsea. Thứ “lửa” mà ông “đốt” bên đường biên chủ yếu là sự gay gắt với các học trò vì không thực hiện đúng yêu cầu của ông hoặc phản ứng với trọng tài.

Trong khi đó, HLV người Đức thể hiện chất nhiệt của mình hướng tới sự khích lệ, kêu gọi học trò tích cực hơn trong thi đấu.

Giữa 2 con người ấy, người ta hiểu vì sao có một Liverpool khá thất thường trước từng kiểu đối thủ – đá rất hay khi gặp đối thủ mạnh, vật vờ ít hiệu quả trước các đội làng nhàng. Sức mạnh mà các cầu thủ Liverpool thể hiện trước các đội bóng mạnh, sẽ không quá nếu nói rằng, một phần không nhỏ do chính họ “nhìn nhau” mà thực hiện thay vì có tác động tâm lý từ Klopp trước trận đấu.

Gần đây, Jordan Henderson tâm sự rằng, so với mùa giải trước, anh đã cảm thấy mình đủ tự tin để làm thủ lĩnh của Liverpool hơn nhiều so với thời gian đầu được trao băng đội trưởng. Điều đó có được từ sự thôi thúc và tinh thần thi đấu hình thành dần dần khi đứng trên sân.

Ngược lại, Chelsea thì đối thủ nào cũng vẫn là chính họ, để chuyện thắng, thua đôi khi do các yếu tố khác tác động. Conte biết cách tạo cho các cầu thủ một trạng thái thăng bằng. Do đó, ngay cả trong tình cảnh ngặt nghèo nhất, các cầu thủ trên sân vẫn rất ổn định, chắc chắn, kiên nhẫn với cách triển khai mà không cần Conte phải thôi thúc.

Cách mà Conte nói về việc “không buộc Diego Costa phải thay đổi phong cách thi đấu” cũng phần nào nói lên điều đó.

Từ vấn đề này, ở Stamford Bridge, có thể thử hình dung ra một thế trận mà Liverpool rất trông chờ Chelsea tạo ra sức ép lớn để họ có thể phản công. Nhưng một khi The Blues lại không tạo ra sự áp đặt thì chính Liverpool mới bị “lôi ra khỏi hang” mà dâng cao rồi “dính đòn” vì không phòng bị kịp.

GÓC NHÌN: Conte, Klopp và trò tâm lý chiến

Cú “tắc” đáng sợ của Cesc Fabregas với Ragna Klavan vào ngày 28/7 có thể sẽ được nhắc lại với vị trí trung tâm cho cuộc chiến nóng bỏng giữa Chelsea và Liverpool đêm nay, tuy nhiên, điều đó không quyết định đến cơ hội chiến thắng của 2 đội. Cuộc đấu trí giữa Antonio Conte và Jurgen Klopp mới là yếu tố có ảnh hưởng lớn.


Conte – Klopp hẳn nhiên là chưa tạo thành một “cặp kình địch” kiểu như Jose Mourinho với Arsene Wenger, Rafa Benitez hay Sir Alex Ferguson trước đây, thế nên, hiện tại, họ vẫn đang dành cho nhau những lời khen ngợi và sự tôn trọng lớn.

Tính ra thì đây mới là lần thứ hai họ đụng độ, sau trận đấu tại Mỹ thuộc khuôn khổ International Champions Cup 2016 cách đây gần 2 tháng. Chelsea thắng 1-0 ở cuộc đấu đó cùng với một trong những điều gần như không bao giờ thiếu ở các trận đấu giữa The Blues và The Kop – quyết liệt đến mức dữ dội.

Tất nhiên, đó là thời điểm 2 đội còn thiếu nhiều cầu thủ trụ cột, cũng ở giải mang tính giao hữu nên kết quả coi như “không tính”. Còn lúc này, trước vòng 5 Premier League, Chelsea đang đứng thứ 2 (10 điểm), còn Liverpool đứng thứ 6 (7), Conte và Klopp chính thức đối đầu lần đầu tiên. Và ở Stamford Bridge, ngoài sự hiểu nhau quá rõ giữa các cầu thủ 2 bên, cái cách mà Conte cũng như Klopp xác định tâm lý cho học trò là vô cùng quan trọng.

Tâm lý chiến không đơn giản chỉ là những phát biểu mang tính khiêu khích đối thủ – kiểu như Mourinho, nên khi giữa Conte và Klopp còn chưa có “vết hằn” nào thì chỉ trích, đá xoáy nhau trước giới truyền thông là không có. Nên phần khác của “tâm lý chiến” phải là sự xác định dành cho các cầu thủ.

Không nói đâu xa, tuần trước, Mourinho đã không có một sự định hướng rõ rệt cho các cầu thủ Manchester United bởi sự căng thẳng tâm lý xuất phát từ chính ông, dẫn tới thất bại trước Manchester City được Pep Guardiola “thổi lửa” một cách hiệu quả cho các học trò.

Nói tới khía cạnh tâm lý, cả Conte và Klopp đều là những HLV rất “nhiệt” bên đường biên. Nhưng cách thể hiện lại rất khác về bản chất.


Chiến lược gia người Italia luôn thể hiện là một người rất ổn định. Điều đó thể hiện qua cách chơi của Juventus, của đội tuyển Italia và phần nào là Chelsea. Thứ “lửa” mà ông “đốt” bên đường biên chủ yếu là sự gay gắt với các học trò vì không thực hiện đúng yêu cầu của ông hoặc phản ứng với trọng tài.

Trong khi đó, HLV người Đức thể hiện chất nhiệt của mình hướng tới sự khích lệ, kêu gọi học trò tích cực hơn trong thi đấu.

Giữa 2 con người ấy, người ta hiểu vì sao có một Liverpool khá thất thường trước từng kiểu đối thủ – đá rất hay khi gặp đối thủ mạnh, vật vờ ít hiệu quả trước các đội làng nhàng. Sức mạnh mà các cầu thủ Liverpool thể hiện trước các đội bóng mạnh, sẽ không quá nếu nói rằng, một phần không nhỏ do chính họ “nhìn nhau” mà thực hiện thay vì có tác động tâm lý từ Klopp trước trận đấu.

Gần đây, Jordan Henderson tâm sự rằng, so với mùa giải trước, anh đã cảm thấy mình đủ tự tin để làm thủ lĩnh của Liverpool hơn nhiều so với thời gian đầu được trao băng đội trưởng. Điều đó có được từ sự thôi thúc và tinh thần thi đấu hình thành dần dần khi đứng trên sân.

Ngược lại, Chelsea thì đối thủ nào cũng vẫn là chính họ, để chuyện thắng, thua đôi khi do các yếu tố khác tác động. Conte biết cách tạo cho các cầu thủ một trạng thái thăng bằng. Do đó, ngay cả trong tình cảnh ngặt nghèo nhất, các cầu thủ trên sân vẫn rất ổn định, chắc chắn, kiên nhẫn với cách triển khai mà không cần Conte phải thôi thúc.

Cách mà Conte nói về việc “không buộc Diego Costa phải thay đổi phong cách thi đấu” cũng phần nào nói lên điều đó.

Từ vấn đề này, ở Stamford Bridge, có thể thử hình dung ra một thế trận mà Liverpool rất trông chờ Chelsea tạo ra sức ép lớn để họ có thể phản công. Nhưng một khi The Blues lại không tạo ra sự áp đặt thì chính Liverpool mới bị “lôi ra khỏi hang” mà dâng cao rồi “dính đòn” vì không phòng bị kịp.
Đọc thêm..
Tottenham đã chính thức phá kỷ lục về số lượng người theo dõi một trận đấu mà Manchester City đã từng thiết lập từ năm 1934.

Tháng 3/1934, trên sân nhà cũ Maine Road, Man City đã lập kỷ lục về số người theo dõi trong trận tiếp Stoke City tại vòng 6 FA Cup. Ở thời điểm đó số người tới xem trận đấu của The Citizens lên tới 84.467 người.


Sau một thời gian dài, kỷ lục nói trên của Man City đã bị phá bỏ bởi Tottenham. Cụ thể, trong trận tiếp đón Monaco ở vòng bảng Champions League diễn ra rạng sáng nay, đội bóng thành London đã đón tới 85.011 người tới xem trận đấu trên sân Wembley.

Tuy vậy, con số mà Spurs vừa tạo ra chỉ có ý nghĩa tại nước Anh, còn nếu tính rộng ra cả Vương quốc Anh thì Celtic mới là đội đang nắm giữ kỷ lục về lượng người theo dõi. Theo thống kê, đã có tới 136.505 người tới xem trận đấu giữa họ và Leeds United ở trận bán kết lượt về trong khuôn khổ cúp C1 năm 1970.

Lẽ ra, Spurs sẽ không có cơ hội lập kỷ lục nói trên nếu như thi đấu tại White Hart Lane. Hiện tại, sân nhà của Tottenham đang được tu sử mở rộng nên đội bóng này đã quyết định thuê lại sân Wembley để đón tiếp Monaco.

Trận đấu trên đánh dấu sự trở lại của Tottenham ở sân chơi Champions League tính từ mùa giải 2010-2011. Tuy nhiên, bữa tiệc đó đã bị phá hỏng bởi các vị khách từ nước Pháp. Sau 90 phút, thầy trò Mauricio Pochettino đã để Monaco đánh bại với tỉ số 1-2.

Thất bại này khiến Tottenham rơi xuống vị trí bét bảng E. Ở trận đấu còn lại thuộc bảng này, Bayer Leverkusen hòa CSKA Moscow 2-2.

Tottenham phá kỷ lục của Man City

Tottenham đã chính thức phá kỷ lục về số lượng người theo dõi một trận đấu mà Manchester City đã từng thiết lập từ năm 1934.

Tháng 3/1934, trên sân nhà cũ Maine Road, Man City đã lập kỷ lục về số người theo dõi trong trận tiếp Stoke City tại vòng 6 FA Cup. Ở thời điểm đó số người tới xem trận đấu của The Citizens lên tới 84.467 người.


Sau một thời gian dài, kỷ lục nói trên của Man City đã bị phá bỏ bởi Tottenham. Cụ thể, trong trận tiếp đón Monaco ở vòng bảng Champions League diễn ra rạng sáng nay, đội bóng thành London đã đón tới 85.011 người tới xem trận đấu trên sân Wembley.

Tuy vậy, con số mà Spurs vừa tạo ra chỉ có ý nghĩa tại nước Anh, còn nếu tính rộng ra cả Vương quốc Anh thì Celtic mới là đội đang nắm giữ kỷ lục về lượng người theo dõi. Theo thống kê, đã có tới 136.505 người tới xem trận đấu giữa họ và Leeds United ở trận bán kết lượt về trong khuôn khổ cúp C1 năm 1970.

Lẽ ra, Spurs sẽ không có cơ hội lập kỷ lục nói trên nếu như thi đấu tại White Hart Lane. Hiện tại, sân nhà của Tottenham đang được tu sử mở rộng nên đội bóng này đã quyết định thuê lại sân Wembley để đón tiếp Monaco.

Trận đấu trên đánh dấu sự trở lại của Tottenham ở sân chơi Champions League tính từ mùa giải 2010-2011. Tuy nhiên, bữa tiệc đó đã bị phá hỏng bởi các vị khách từ nước Pháp. Sau 90 phút, thầy trò Mauricio Pochettino đã để Monaco đánh bại với tỉ số 1-2.

Thất bại này khiến Tottenham rơi xuống vị trí bét bảng E. Ở trận đấu còn lại thuộc bảng này, Bayer Leverkusen hòa CSKA Moscow 2-2.
Đọc thêm..
Những con số thống kê nói rằng Pep đang là người chiến thắng nhiều hơn sau 16 lần đối đầu giữa họ trên ghế nóng. Nhưng bạn đừng để những con số đánh lừa bởi sự nghiệp cầm quân của họ lại kể một câu chuyện khác.


Mỗi khi nhắc tới Guardiola với tư cách HLV, người ta nhắc tới 4 năm huy hoàng với 14 danh hiệu của ông với Barca. Và cả trường phái tiki-taka mà Barca của Pep trình diễn và thống trị cả Tây Ban Nha lẫn Châu Âu.

Nhưng dù không thể phủ nhận năng lực của Pep cũng như thành công đạt đến mức tột đỉnh của ông trong giai đoạn 2008-2012 cầm quân ở Camp Nou, chúng ta vẫn phải xác định với nhau 2 điểm mấu chốt. Thứ nhất, tiki-taka là một trường phái bóng đá danh tiếng nhưng Pep không phải là người tạo ra trường phái ấy mà chỉ là người kế thừa và phát triển nó lên một mức cao hơn.

Ngay trong kỷ nguyên vàng son với Johan Cruyff cầm quân hồi đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, Barca đã chơi tiki-taka rồi. Thứ 2, đúng là với Pep, Barca đã phát triển tiki-taka lên mức đỉnh cao nhưng sở dĩ tiki-taka của Barca thời Pep cầm quân đạt tới sức mạnh khủng khiếp như vậy là bởi đội bóng này sở hữu một dàn cầu thủ được “lập trình” hoàn hảo để thi triển lối chơi ấy nhờ họ được đào luyện từ cùng một lò “La Masia” nổi tiếng và/hoặc chơi bóng bên nhau từ rất lâu như Xavi, Iniesta, Puyol, Pique…. Và nhờ Barca sở hữu một Messi tài năng siêu đẳng.

Nếu không có trong tay những con người ấy thì tất cả những ý tưởng chiến thuật của Pep chắc chắn không bao giờ có thể đạt tới hiệu quả tối đa. Nhưng những cầu thủ nói trên thì không phải do Pep phát hiện và đào tạo. Tóm lại, Pep thành công cực lớn trong 4 năm cầm quân ở Barca nhưng thành công ấy có một phần nguyên nhân quan trọng là nhờ ông có trong tay một đội bóng có sẵn nền tảng nhân sự quá lý tưởng để ông triển khai các ý tưởng chiến thuật của mình.

Nếu ai không đồng ý với kết luận rằng môi trường nhân sự ở Barca đóng vai trò quyết định giúp Pep bước lên đỉnh cao của nghiệp HLV thì chỉ cần nhìn lại trải nghiệm 3 mùa của ông ở Bayern Munich sau đó để củng cố nhận định này. Bayern cũng là một môi trường bóng đá lý tưởng nhất nhì ở Châu Âu khi Pep đến đây.

Họ có tiềm lực tài chính hùng mạnh, có bộ máy điều hành giỏi cả chuyên môn lẫn kinh doanh, có thương hiệu hàng đầu và có dàn cầu thủ chất lượng cao bậc nhất Châu Âu. Nhưng khi chỉ một chút khác biệt về môi trường nhân sự xuất hiện, Pep đã thất bại.

Một cách khách quan, không thể nói 3 mùa chỉ cùng Bayern thống trị Bundesliga và đều bị loại ở bán kết Champions League của ông là thành công. Đơn giản, với một đội bóng có nền tảng mọi mặt ở mức chất lượng như Bayern cũng như khoảng cách quá lớn họ tạo ra với phần còn lại của Bundesliga thì chuyện họ thống trị ở trong nước là đương nhiên chứ không phải là chiến công của Pep.

Trái lại, 3 mùa dừng bước ở bán kết Champions League lại là thất bại rõ ràng của chiến thuật gia 45 tuổi này vì một đội bóng như Munich không thể bằng lòng với kiểu thành công…nửa vời như vậy suốt 3 mùa. Với Mourinho, ông không tạo ra trường phái nào, cũng không nâng tầm một trường phái nào.

Nhưng một trong những điều khiến ông trở thành “Người đặc biệt” đúng như cách ông tự xưng là vì Mourinho không chỉ thành công mà ông đạt thành công một cách đa dạng ở 4 môi trường bóng đá khác nhau, với 4 CLB khác nhau và không đội nào trong số đó có sẵn một nền tảng nhân sự lý tưởng như Barca thời Pep. Từ Porto ở Bồ Đào Nha tới Chelsea ở Premier League rồi Inter Milan ở Serie A và Real Madrid ở Liga, Mourinho đều giành được những chiến thắng quan trọng mà người ta dễ dàng nhận thấy tính chất khó khăn và vĩ đại của nó.

Ông giúp Porto vô địch cúp C1/Champions League sau 17 năm, giúp Inter Milan vô địch cúp C1/Champions League sau 45 năm, giúp Chelsea phá bỏ thế “độc tài” của Man United thời Alex Ferguson để vô địch Anh sau 50 năm, giúp Real Madrid lật đổ chính Barca của Pep để vô địch Liga 2011-12.

Thành tựu sự nghiệp không chỉ rực rỡ bởi sự dồi dào của những chiếc cúp mà còn bởi sự đa dạng và mức độ khó khăn của những thách thức được chinh phục cho thấy năng lực điều chỉnh, thích ứng với môi trường mới và xử lý về chuyên môn cũng như khả năng truyền cảm hứng và tạo ảnh hưởng của Mourinho ở các đội bóng ông cầm quân đã đạt đến mức bậc thầy.

Và đó là những khía cạnh mà cho tới lúc này Pep còn xa mới bắt kịp. Trong một trận đánh cụ thể, Pep vẫn đang là người thắng nhiều hơn thua trước Mourinho. Nhưng những chiến thắng của Pep không tạo ra một bước ngoặt lịch sử nào. Đơn giản chỉ là một trận thắng. Ngược lại, ít nhất đã 2 lần Mourinho thắng Pep và những chiến thắng ấy mở ra bước ngoặt dẫn đến thắng lợi sau cùng cho đội bóng của ông.

Chúng ta đang nói về dấu mốc Inter Milan của Mourinho chặn đứng Barca của Pep ở bán kết Champions League 2009-2010 trước khi Nerazzurri vô địch Châu Âu mùa ấy. Chúng ta cũng không quên Real của Mourinho từng đánh bại Barca của Pep ở lượt về Liga 2011-2012 và chiến thắng 2-1 ấy gần như “dán tem đảm bảo” cho chức vô địch Liga mùa ấy của đội bóng Hoàng Gia.

Cuối tuần này họ lại gặp nhau. Cuộc đấu tay đôi thứ 17 trên ghế nóng. Dù kết quả thế nào cán cân vẫn tạm nghiêng về Pep. Nhưng mặt khác ai cũng thấy Mourinho đã thắng Pep ngay cuộc chiến đầu tiên trên đất Anh. Đấy là giải “HLV xuất sắc nhất tháng 8” của Premier League vừa được trao. Liệu đó có phải là khởi đầu cho một chiến thắng khác, rực rỡ và vinh quang hơn nhiều vào cuối mùa của Mourinho trước Pep khi Man United vượt mặt Man City để vô địch Ngoại hạng Anh bất kể trận derby thành phố cuối tuần này kết thúc ra sao?

Derby Manchester: Nếu Guardiola là HLV giỏi thì Mourinho là thiên tài!

Những con số thống kê nói rằng Pep đang là người chiến thắng nhiều hơn sau 16 lần đối đầu giữa họ trên ghế nóng. Nhưng bạn đừng để những con số đánh lừa bởi sự nghiệp cầm quân của họ lại kể một câu chuyện khác.


Mỗi khi nhắc tới Guardiola với tư cách HLV, người ta nhắc tới 4 năm huy hoàng với 14 danh hiệu của ông với Barca. Và cả trường phái tiki-taka mà Barca của Pep trình diễn và thống trị cả Tây Ban Nha lẫn Châu Âu.

Nhưng dù không thể phủ nhận năng lực của Pep cũng như thành công đạt đến mức tột đỉnh của ông trong giai đoạn 2008-2012 cầm quân ở Camp Nou, chúng ta vẫn phải xác định với nhau 2 điểm mấu chốt. Thứ nhất, tiki-taka là một trường phái bóng đá danh tiếng nhưng Pep không phải là người tạo ra trường phái ấy mà chỉ là người kế thừa và phát triển nó lên một mức cao hơn.

Ngay trong kỷ nguyên vàng son với Johan Cruyff cầm quân hồi đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, Barca đã chơi tiki-taka rồi. Thứ 2, đúng là với Pep, Barca đã phát triển tiki-taka lên mức đỉnh cao nhưng sở dĩ tiki-taka của Barca thời Pep cầm quân đạt tới sức mạnh khủng khiếp như vậy là bởi đội bóng này sở hữu một dàn cầu thủ được “lập trình” hoàn hảo để thi triển lối chơi ấy nhờ họ được đào luyện từ cùng một lò “La Masia” nổi tiếng và/hoặc chơi bóng bên nhau từ rất lâu như Xavi, Iniesta, Puyol, Pique…. Và nhờ Barca sở hữu một Messi tài năng siêu đẳng.

Nếu không có trong tay những con người ấy thì tất cả những ý tưởng chiến thuật của Pep chắc chắn không bao giờ có thể đạt tới hiệu quả tối đa. Nhưng những cầu thủ nói trên thì không phải do Pep phát hiện và đào tạo. Tóm lại, Pep thành công cực lớn trong 4 năm cầm quân ở Barca nhưng thành công ấy có một phần nguyên nhân quan trọng là nhờ ông có trong tay một đội bóng có sẵn nền tảng nhân sự quá lý tưởng để ông triển khai các ý tưởng chiến thuật của mình.

Nếu ai không đồng ý với kết luận rằng môi trường nhân sự ở Barca đóng vai trò quyết định giúp Pep bước lên đỉnh cao của nghiệp HLV thì chỉ cần nhìn lại trải nghiệm 3 mùa của ông ở Bayern Munich sau đó để củng cố nhận định này. Bayern cũng là một môi trường bóng đá lý tưởng nhất nhì ở Châu Âu khi Pep đến đây.

Họ có tiềm lực tài chính hùng mạnh, có bộ máy điều hành giỏi cả chuyên môn lẫn kinh doanh, có thương hiệu hàng đầu và có dàn cầu thủ chất lượng cao bậc nhất Châu Âu. Nhưng khi chỉ một chút khác biệt về môi trường nhân sự xuất hiện, Pep đã thất bại.

Một cách khách quan, không thể nói 3 mùa chỉ cùng Bayern thống trị Bundesliga và đều bị loại ở bán kết Champions League của ông là thành công. Đơn giản, với một đội bóng có nền tảng mọi mặt ở mức chất lượng như Bayern cũng như khoảng cách quá lớn họ tạo ra với phần còn lại của Bundesliga thì chuyện họ thống trị ở trong nước là đương nhiên chứ không phải là chiến công của Pep.

Trái lại, 3 mùa dừng bước ở bán kết Champions League lại là thất bại rõ ràng của chiến thuật gia 45 tuổi này vì một đội bóng như Munich không thể bằng lòng với kiểu thành công…nửa vời như vậy suốt 3 mùa. Với Mourinho, ông không tạo ra trường phái nào, cũng không nâng tầm một trường phái nào.

Nhưng một trong những điều khiến ông trở thành “Người đặc biệt” đúng như cách ông tự xưng là vì Mourinho không chỉ thành công mà ông đạt thành công một cách đa dạng ở 4 môi trường bóng đá khác nhau, với 4 CLB khác nhau và không đội nào trong số đó có sẵn một nền tảng nhân sự lý tưởng như Barca thời Pep. Từ Porto ở Bồ Đào Nha tới Chelsea ở Premier League rồi Inter Milan ở Serie A và Real Madrid ở Liga, Mourinho đều giành được những chiến thắng quan trọng mà người ta dễ dàng nhận thấy tính chất khó khăn và vĩ đại của nó.

Ông giúp Porto vô địch cúp C1/Champions League sau 17 năm, giúp Inter Milan vô địch cúp C1/Champions League sau 45 năm, giúp Chelsea phá bỏ thế “độc tài” của Man United thời Alex Ferguson để vô địch Anh sau 50 năm, giúp Real Madrid lật đổ chính Barca của Pep để vô địch Liga 2011-12.

Thành tựu sự nghiệp không chỉ rực rỡ bởi sự dồi dào của những chiếc cúp mà còn bởi sự đa dạng và mức độ khó khăn của những thách thức được chinh phục cho thấy năng lực điều chỉnh, thích ứng với môi trường mới và xử lý về chuyên môn cũng như khả năng truyền cảm hứng và tạo ảnh hưởng của Mourinho ở các đội bóng ông cầm quân đã đạt đến mức bậc thầy.

Và đó là những khía cạnh mà cho tới lúc này Pep còn xa mới bắt kịp. Trong một trận đánh cụ thể, Pep vẫn đang là người thắng nhiều hơn thua trước Mourinho. Nhưng những chiến thắng của Pep không tạo ra một bước ngoặt lịch sử nào. Đơn giản chỉ là một trận thắng. Ngược lại, ít nhất đã 2 lần Mourinho thắng Pep và những chiến thắng ấy mở ra bước ngoặt dẫn đến thắng lợi sau cùng cho đội bóng của ông.

Chúng ta đang nói về dấu mốc Inter Milan của Mourinho chặn đứng Barca của Pep ở bán kết Champions League 2009-2010 trước khi Nerazzurri vô địch Châu Âu mùa ấy. Chúng ta cũng không quên Real của Mourinho từng đánh bại Barca của Pep ở lượt về Liga 2011-2012 và chiến thắng 2-1 ấy gần như “dán tem đảm bảo” cho chức vô địch Liga mùa ấy của đội bóng Hoàng Gia.

Cuối tuần này họ lại gặp nhau. Cuộc đấu tay đôi thứ 17 trên ghế nóng. Dù kết quả thế nào cán cân vẫn tạm nghiêng về Pep. Nhưng mặt khác ai cũng thấy Mourinho đã thắng Pep ngay cuộc chiến đầu tiên trên đất Anh. Đấy là giải “HLV xuất sắc nhất tháng 8” của Premier League vừa được trao. Liệu đó có phải là khởi đầu cho một chiến thắng khác, rực rỡ và vinh quang hơn nhiều vào cuối mùa của Mourinho trước Pep khi Man United vượt mặt Man City để vô địch Ngoại hạng Anh bất kể trận derby thành phố cuối tuần này kết thúc ra sao?
Đọc thêm..
Do tính chất căng thẳng và hấp dẫn của trận derby Manchester, rất nhiều người muốn trực tiếp có mặt trên sân Old Trafford để theo dõi cuộc đối đầu này. Vì thế, giá vé đã bị đẩy lên cao chóng mặt.


Sau một mùa hè mua sắm bận rộn của cả M.U lẫn Man City, derby Manchester trên sân Old Trafford cuối tuần này trở thành trận chiến đắt giá nhất trong lịch sử bóng đá. Cuộc so tài vốn luôn căng thẳng này nay lại được tô điểm thêm bởi những màn đối đầu cá nhân đầy hận thù.
Jose Mourinho và Pep Guardiola, 2 vị chiến lược gia theo phong cách trái ngược như lửa và băng này sẽ có trận derby Manchester lần đầu tiên. Zlatan Ibrahimovic sẽ có cơ hội chống lại Guardiola, người mà anh ghét cay ghét đắng. Vì thế, bất kỳ người hâm mộ nào cũng muốn có mặt trên sân Old Trafford để theo dõi trận đấu này.
Nhu cầu của người hâm mộ đã đẩy giá vé trên thị trường chợ đen tăng cao. Trên các trang bán hàng trực tuyến, có “phe vé” đã rao bán tấm vé với giá 800 bảng. Đây là mức giá cao hơn nhiều lần so với giá niêm yết.
Theo trang chủ M.U, vé đắt nhất trên khán đài Sir Alex Ferguson trong một trận ở Ngoại hạng Anh có giá 53 bảng. Trong khi đó, vé cả mùa cho người lớn đắt nhất là 950 bảng.

Vé chợ đen trận derby Manchester tăng chóng mặt

Do tính chất căng thẳng và hấp dẫn của trận derby Manchester, rất nhiều người muốn trực tiếp có mặt trên sân Old Trafford để theo dõi cuộc đối đầu này. Vì thế, giá vé đã bị đẩy lên cao chóng mặt.


Sau một mùa hè mua sắm bận rộn của cả M.U lẫn Man City, derby Manchester trên sân Old Trafford cuối tuần này trở thành trận chiến đắt giá nhất trong lịch sử bóng đá. Cuộc so tài vốn luôn căng thẳng này nay lại được tô điểm thêm bởi những màn đối đầu cá nhân đầy hận thù.
Jose Mourinho và Pep Guardiola, 2 vị chiến lược gia theo phong cách trái ngược như lửa và băng này sẽ có trận derby Manchester lần đầu tiên. Zlatan Ibrahimovic sẽ có cơ hội chống lại Guardiola, người mà anh ghét cay ghét đắng. Vì thế, bất kỳ người hâm mộ nào cũng muốn có mặt trên sân Old Trafford để theo dõi trận đấu này.
Nhu cầu của người hâm mộ đã đẩy giá vé trên thị trường chợ đen tăng cao. Trên các trang bán hàng trực tuyến, có “phe vé” đã rao bán tấm vé với giá 800 bảng. Đây là mức giá cao hơn nhiều lần so với giá niêm yết.
Theo trang chủ M.U, vé đắt nhất trên khán đài Sir Alex Ferguson trong một trận ở Ngoại hạng Anh có giá 53 bảng. Trong khi đó, vé cả mùa cho người lớn đắt nhất là 950 bảng.

Đọc thêm..